Về vấn đề này, chúng tôi đã có buổi trò chuyện cùng cô Lê Thị Vân Anh, giáo viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), đồng thời là lãnh đội đội tuyển quốc gia môn Lịch sử của tỉnh giành được hai giải nhất và xếp vị trí thứ nhất toàn quốc, và cô giáo trẻ Trần Thị Thu Hường, giáo viên Lịch sử trường THPT Đại Mỗ (Hà Nội).
Giáo viên cần chịu trách nhiệm khi học sinh chán SửLà giáo viên đã có 22 năm gắn bó với nghề, sau khi nghe thông tin về bài kiểm tra này, cô Vân Anh chia sẻ: "Với tư cách là một giáo viên Lịch sử, tôi cảm thấy rất chạnh lòng. Bởi điều đó thể hiện em học sinh này không tôn trọng giáo viên cũng như xem nhẹ môn học này".Đồng quan điểm, cô Trần Thị Thu Hường cũng cho rằng: “Cách trả lời rất “ngắn gọn, súc tích” của em học sinh này khiến các giáo viên tâm huyết đều cảm thấy buồn, thậm chí là phát cáu khi chấm bài kiểm tra. Dù vậy các giáo viên cũng không nên bức xúc, thay vào đó chúng ta nên giúp học trò sửa sai”.Đánh giá về đề kiểm tra này, cô Hường cho rằng đề bài không đánh đố, kiến thức hoàn toàn cơ bản, ngắn gọn. Vì vậy, đặt vào vị trí là giáo viên của lớp cô giáo này nhận xét cách làm bài này trước hết cho thấy học sinh không có kỹ năng làm bài.Qua đó, cô Hường chia sẻ: “Các thầy cô giáo nên nghĩ đơn giản là do học sinh chưa học bài thì sẽ bình tĩnh để xử lý và dễ tha thứ hơn. Một cuộc trao đổi thẳng thắn với cả lớp và học trò làm bài này là cần thiết, để tìm hiểu xem tại sao em đó lại làm như vậy. Từ đó, giáo viên có thể đánh giá đúng động cơ của hành động này có phải là thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo hay không. Nếu học trò biết lỗi, các giáo viên hoàn toàn có thể cho em cơ hội để sửa sai”.Cô Vân Anh cũng cho biết bài kiểm tra chính là thông tin phản hồi từ phía học sinh đối với giáo viên. Đây cũng cơ sở để giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học. Khi giáo viên của học sinh này nhận được phản hồi như vậy cũng cần xem lại nội dung, phương pháp dạy học. Đây chính là nguyên nhân tác động đến cách học của học sinh.